Read more

Chế độ bảo trì WordPress là chức năng hiển thị một dòng thông báo cho người dùng rằng website đang được “trùng tu”, chứ không phải là một trang bị hỏng. Nhiều lúc chúng ta cần phải đặt website vào chế độ được bảo trì.

Tình trạng website WordPress đột nhiên bị lỗi không phải là điều hiếm, nếu giải quyết được kịp thời thì không vấn đề gì. Nhưng chưa thể khắc phục được, mà nó lại làm ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng trên website, thì bạn cân nhắc kích hoạt chế độ khóa màn hình tạm thời cho website của mình nhé.

Việc làm này là cần thiết, để độc giả không cảm thấy hụt hẫng và những lần sau họ vẫn sẽ truy cập vào website của bạn.

Cách bật chế độ bảo trì WordPress, tạo thông báo khóa WP

Có một số cách để đưa trang web mã nguồn WordPress chuyển sang chế độ được bảo trì, đó là: Thiết lập chức năng khóa tạm thời bằng code hoặc sử dụng các Plugin.

1. Bật bảo trì WordPress bằng Code

Để tạo trang thông báo bảo trì WordPress đối với cách sử dụng bằng Code. Thì bạn chỉ cần thêm đoạn mã code vào trong file functions.php trên website là được.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang quản trị website WordPress đang quản lý. Sau đó, tại phần Giao diện, nhấn vào Sửa giao diện.

bật chế độ bảo trì trang web wordpress

Bước 2: Sử dụng tổ hợp phím Ctrl+F để tìm kiếm file functions.php

bật chức năng bảo trì trang web wordpress

Bước 3: Dán đoạn mã code dưới đây vào phần “cuối cùng” của tập tin functions.php. Sau đó nhấn nút Cập nhật tập tin, để hoàn tất việc bật chế độ bảo trì cho website WordPress.

function bbit_che_do_bao_tri() { if (!current_user_can('edit_themes') || !is_user_logged_in()) { wp_die('Trang web tạm thời đang được bảo trì. Xin vui lòng quay trở lại sau!'); } } add_action('get_header', 'bbit_che_do_bao_tri');
 
Cách 3 khác thêm vô đầu file index
exit("<!DOCTYPE html> <html lang='en-US'> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=UTF-8' /> <meta name='viewport' content='width=device-width'> <meta name='robots' content='noindex,follow' /> <title>WordPress &rsaquo; Error</title> <style type='text/css'>         html {             background: #f1f1f1;         }         body {             background: #fff;             color: #444;             font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, 'Segoe UI', Roboto, Oxygen-Sans, Ubuntu, Cantarell, 'Helvetica Neue', sans-serif;             margin: 2em auto;             padding: 1em 2em;             max-width: 700px;             -webkit-box-shadow: 0 1px 3px rgba(0, 0, 0, 0.13);             box-shadow: 0 1px 3px rgba(0, 0, 0, 0.13);         }         h1 {             border-bottom: 1px solid #dadada;             clear: both;             color: #666;             font-size: 24px;             margin: 30px 0 0 0;             padding: 0;             padding-bottom: 7px;         }         #error-page {             margin-top: 50px;         }         #error-page p,         #error-page .wp-die-message {             font-size: 14px;             line-height: 1.5;             margin: 25px 0 20px;         }         #error-page code {             font-family: Consolas, Monaco, monospace;         }         ul li {             margin-bottom: 10px;             font-size: 14px ;         }         a {             color: #0073aa;         }         a:hover,         a:active {             color: #006799;         }         a:focus {             color: #124964;             -webkit-box-shadow:                 0 0 0 1px #5b9dd9,                 0 0 2px 1px rgba(30, 140, 190, 0.8);             box-shadow:                 0 0 0 1px #5b9dd9,                 0 0 2px 1px rgba(30, 140, 190, 0.8);             outline: none;         }         .button {             background: #f7f7f7;             border: 1px solid #ccc;             color: #555;             display: inline-block;             text-decoration: none;             font-size: 13px;             line-height: 2;             height: 28px;             margin: 0;             padding: 0 10px 1px;             cursor: pointer;             -webkit-border-radius: 3px;             -webkit-appearance: none;             border-radius: 3px;             white-space: nowrap;             -webkit-box-sizing: border-box;             -moz-box-sizing:    border-box;             box-sizing:         border-box;              -webkit-box-shadow: 0 1px 0 #ccc;             box-shadow: 0 1px 0 #ccc;             vertical-align: top;         }          .button.button-large {             height: 30px;             line-height: 2.15384615;             padding: 0 12px 2px;         }          .button:hover,         .button:focus {             background: #fafafa;             border-color: #999;             color: #23282d;         }          .button:focus {             border-color: #5b9dd9;             -webkit-box-shadow: 0 0 3px rgba(0, 115, 170, 0.8);             box-shadow: 0 0 3px rgba(0, 115, 170, 0.8);             outline: none;         }          .button:active {             background: #eee;             border-color: #999;             -webkit-box-shadow: inset 0 2px 5px -3px rgba(0, 0, 0, 0.5);             box-shadow: inset 0 2px 5px -3px rgba(0, 0, 0, 0.5);         }              </style> </head> <body id='error-page'> <div class='wp-die-message'>Website maintenance in 30 minutes, updated database to add new!</div></body> </html>");

Bước 4: Trong thời gian bạn đang thực thi mã Code này, cứ mỗi khi có khách truy cập thì bên họ sẽ hiển thị một dòng thông báo là trang web đang được bảo trì.

cách bật chức năng bảo trì trang web wordpress

Cách đăng ký Adsense đảm bảo thành công 100% (mới nhất). Cách chèn Fanpage Facebook vào WordPress.

Nếu muốn thoát khỏi chế độ bảo trì để đưa trang web trở lại hoạt động bình thường, thì bạn chỉ cần xóa đoạn code trong tập tin functions.php đó là được. Sau đó chờ đợi từ 1-2 phút trang web sẽ hoạt động trở lại. Trường hợp mà xóa code nhưng dòng thông báo bảo trì vẫn chưa bị tắt. Lúc này bạn nên Delete Cache trên trang web WordPress là được nhé.

2. Sử dụng Plugin để bảo trì WordPress 

Hiện nay, có rất nhiều Plugin miễn phí và trả phí giúp cho website hiển thị dòng thông báo đang được bảo trì. Trong danh sách dưới đây, mình đã tổng hợp được một số Plugin tốt nhất. Bạn có thể tham khảo:

Kết luận

Bài viết này, mình đã hướng dẫn cho các bạn cách bật chế độ bảo trì WordPress bằng code và plugin. Để nhằm thông báo cho người dùng về tình trạng trang web đang được bảo trì. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt chức năng bảo trì này trong thời gian dài. Vì độc giả sẽ không thích nó, đặc biệt là nhóm độc giả trung thành. Ngoài ra, Google cũng không thích một trang web/blog sử dụng tính năng bảo trì trong thời gian dài.

Tóm lại, tính năng bảo trì WordPress (WP Maintenance Mode) là một tính năng cần thiết, tuy nhiên bạn nên tính toán áp dụng nó trong từng thời điểm phù hợp nhất. Chúc bạn thiết lập thành công!